Contact Us

Những Bước Đầu Tiên Trong Việc Xây Dựng Một Môi Trường Làm Việc Không Phán Xét Cho Đội Ngũ Của Bạn

Những Bước Đầu Tiên Trong Việc Xây Dựng Một Môi Trường Làm Việc Không Phán Xét Cho Đội Ngũ Của Bạn

14/06/2021

Điều yêu thích nhất của bạn về đội ngũ mình là gì? Với lượng thời gian khá lớn mà chúng ta dành cho công việc, chúng tôi hi vọng bạn có thể nghĩ ra được nhiều điểm tích cực về đồng nghiệp của mình.

Những Bước Đầu Tiên Trong Việc Xây Dựng Một Môi Trường Làm Việc Không Phán Xét Cho Đội Ngũ Của Bạn
Take the First Steps to Create a Judgment-Free Environment for Your Team

Mặc dù thật khó để chọn ra một điều gì cụ thể, nhưng phần lớn chúng ta sẽ cảm thấy đặc biệt trân trọng môi trường làm việc mà nơi đó không tồn tại sự phán xét. Bạn sẽ yêu cái cách mà nhóm mình luôn được có không gian để là chính họ, để đề ra những ý tưởng thật độc đáo và lạ lùng, để đối mặt với những thách thức, và cũng như để nhận được sự tôn trọng một cách đúng mực.

Như đã chỉ ra trong bài blog của Seth Godin, cách thức này thực sự mang lại những lợi ích rõ rệt:

“Ở loài người chúng ta, lòng khoan dung tạo nên sức bật tinh thần. Khoan dung với tất cả các khả năng và sở thích khác nhau sẽ giúp bạn dễ dàng làm việc hơn với các luồng tư duy, các cách tiếp cận và chuyên môn khác nhau, từ đó dẫn đến những kết quả đáng mong đợi hơn. 

Tuy nhiên, khoan dung không có nghĩa là cổ súy cho các hành động gây suy yếu cộng đồng. Trên thực tế, lòng khoan dung luôn yêu cầu chúng ta biết đặt cộng đồng lên trên hết. Thay vào đó, lòng khoan dung có nghĩa là chúng ta biết sẵn sàng tập trung vào việc đóng góp hơn là sự đồng thuận lẫn nhau một cách dễ dãi.”

Tại thời điểm đầy nhạy cảm này, khi có rất nhiều trong số chúng ta đang cảm thấy thực sự áp lực, việc được một nhà lãnh đạo biết trân trọng bạn, nhìn nhận được con người bạn cũng như những đóng góp của bạn chính là một động lực vô cùng to lớn. Đây cũng có thể là điều khiến cho tổ chức bạn được nổi bật hơn hẳn.

Lòng khoan dung và sự tôn trọng có thể khiến đội ngũ xây dựng được niềm tin, từ đó dẫn đến năng suất làm việc được cao hơn, nơi làm việc tràn đầy năng lượng tích cực và mang lại hiệu suất tốt hơn cho doanh nghiệp. Bằng cách tôn trọng những góc nhìn khác nhau, chúng ta có thể khiến mọi người cảm thấy được hòa nhập hơn, thúc đẩy những phát kiến sáng tạo – đây là điều rất cần thiết trong những giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Mặc dù có thể hiểu rõ tại sao chúng ta rất cần một không gian làm việc chứa đầy sự khoan dung, những thử thách lại thường nằm ở việc làm thế nào để đạt được điều này. Việc đưa ra phán đoán một cách chính xác cũng có thể khiến chúng ta tốn rất nhiều nỗ lực trong việc tạo thói quen tạm dừng trước đó, sắp xếp lại các giả định của bản thân và tái tập trung nỗ lực cho những đóng góp chung. 

Nếu bạn muốn đội ngũ của mình thành công cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, việc đi chậm lại để duy trì được tiến độ về lâu dài là điều hoàn toàn xứng đáng. Bằng việc tìm ra những cách thức khác nhau giúp cho đội ngũ của mình vừa biết cách khoan dung, vừa biết trân trọng những giá trị mang lại từ việc tiếp cận một cách đa dạng, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy được hỗ trợ và có khả năng sẽ hết mình vì công việc hơn.

Take the First Steps to Create a Judgment-Free Environment for Your Team

10 Bí Quyết Để Xây Dựng Một Văn Hóa Chứa Đầy Sự Khoan Dung Khi Làm Việc Nhóm

Việc thay đổi lối tư duy để thúc đẩy văn hóa dễ dàng chấp nhận lẫn nhau sẽ không xảy ra chỉ trong một đêm. Dưới vai trò là một lãnh đạo, chúng ta có thể cân nhắc thực hiện những bước đầu tiên bằng 10 phương pháp sau đây.

#1 – Luôn Biết Tò Mò

Sự phán xét thường bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết hoặc từ việc các cá nhân đưa ra giả định về hành động hoặc động cơ của người khác. Thay vì đưa ra những giả định thiếu đúng đắn như vậy, hãy khuyến khích đội ngũ của mình biết đặt ra câu hỏi để đạt được sự minh bạch và thấu hiểu nhau hơn.

#2 – Luôn Hỏi Xin Ý Tưởng Và Ý Kiến

Khi trình bày thông tin, hãy chủ động trưng cầu ý kiến từ nhân viên. Hãy khuyến khích họ chia sẻ bất kỳ sự e ngại hay khuyến nghị nào. Sau đó, hãy dành thời gian để thảo luận, giải quyết những lo ngại và đưa ra các giải pháp điều chỉnh. Làm vậy sẽ cho nhân viên thấy bạn biết trân trọng những luồng ý kiến khác nhau và điều này sẽ là tấm gương cho đội ngũ của bạn.

#3 – Hãy Biến Việc Lắng Nghe Trở Thành Tiêu Chuẩn 

Bên cạnh việc trưng cầu ý tưởng và tìm kiếm sự minh bạch, hãy thúc đẩy việc lắng nghe chủ động. Bằng cách cho nhân viên không gian để lắng nghe và thực sự thấu hiểu ý tưởng, mục tiêu, suy nghĩ của nhau, bạn có thể tạo ra một môi trường tràn đầy sự thấu hiểu hơn.

#4 – Tôn Trọng Sự Đa Dạng

Thúc đẩy sự trân trọng lẫn nhau bằng cách chủ động tôn vinh sự khác biệt. Bước đầu tiên bạn có thể thực hiện là sử dụng những bảng đánh giá và chương trình như Emergenetics để tôn vinh lối suy nghĩ và xu hướng hành động khác biệt ở trong đội ngũ của mình. Bạn cũng có thể khuyến khích nhân viên rằng mỗi lần đưa ra quyết định, họ nên chủ động hỏi ý kiến của những người có nền tảng, lối suy nghĩ, và kinh nghiệm khác nhau.

#5 – Khuyến Khích Việc Tự Nhìn Nhận Lại Bản Thân

Tự nhìn lại bản thân giúp một cá nhân có thể suy nghĩ thấu đáo về các trải nghiệm nơi làm việc, cân nhắc hành vi của họ và khám phá ra động lực, giả định hoặc các định kiến có thể đã ảnh hưởng tới cách tiếp cận của họ. Nó còn có thể đưa ra cơ hội để thay đổi những ý niệm đã hình thành trước đó hoặc để suy ngẫm về những phương hướng cải thiện trong tương lai.

Tập Trung Vào Phát Triển Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

#6 – Tập Trung Vào Phát Triển Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Khi có vấn đề phát sinh, hãy coi nó như là một cơ hội để cải thiện, chứ không phải chỉ để quy đổ lỗi lầm. Bằng cách khuyến khích sự học hỏi, bạn có thể tạo ra một môi trường nơi mà các thành viên trong nhóm có thể cảm thấy thoải mái nói ra những nỗi lo ngại, họ biết thừa nhận lỗi sai và đưa ra phương pháp giải quyết thay vì phán xét mỗi khi công việc đi lệch hướng.

#7 – Đề Cao Những Thất Bại Mang Tính Xây Dựng

Hãy nâng bước #6 lên một tầm cao mới bằng cách đề cao quá trình học hỏi từ những sai lầm. Lấy ví dụ một trong những đồng nghiệp yêu cầu nhóm của cô ấy chia sẻ những sai lầm mỗi tháng và nhận định những điều họ có thể học từ những sai lầm ấy. Bằng cách làm như trên, cô ấy đã có thể xây dựng một văn hóa dựa trên triết lý “thất bại là mẹ thành công.”

#8 – Đừng Quên Tận Hưởng

Mặc dù tại nơi làm việc thường có thể khá bận rộn, việc khiến các thành viên tìm hiểu lẫn nhau cũng là điều quan trọng không kém. Chúng ta hãy thử đưa những câu hỏi thăm tình hình sức khỏe vào trong các cuộc họp và dành thời gian cho nhân viên được giao thiệp. Bằng cách cho nhân viên không gian để kết nối mật thiết với nhau, họ sẽ biết trân trọng nhau hơn thông qua điều này.

#9 – Hãy Giả Định Một Cách Tích Cực

Khi công việc gặp khó khăn, chúng ta có thể đổ những cảm giác tiêu cực ấy lên hoàn cảnh hoặc ai đó một cách thiếu công bằng. Khi đội ngũ của bạn áp dụng tư duy tích cực và giả định rằng người khác cũng đang cố gắng hết mình, sự phán xét sẽ được thay thế bằng niềm mong muốn thấu hiểu cho những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.

#10 – Dừng Việc Phán Xét Bản Thân 

Chúng ta rất dễ trở thành những người phán xét bản thân một cách nặng nề nhất. Khi bạn cho mình cơ hội để thể hiện bản thân và coi những khiếm khuyết như là cơ hội để phát triển, có khả năng bạn sẽ truyền cảm hứng cho đồng nghiệp và thành viên trong nhóm để hành động tương tự. 

Mặc dù việc thúc đẩy một văn hóa chứa đầy sự khoan dung và dễ dàng chấp nhận lẫn nhau tại công sở sẽ mất rất nhiều thời gian, việc này sẽ giúp cho bạn và đội ngũ của bạn trở nên hiệu quả hơn khi làm việc cùng nhau. Từ đó năng suất lao động gia tăng và sự hài lòng hơn trong công việc cũng sẽ xuất hiện. 

Qua những yếu tố đã được đề cập bên trên, nếu chưa có điều gì đọng lại trong tâm trí của bạn, hãy thử bắt đầu với điều #10 trước tiên – Ngừng phán xét bản thân. 
Tất cả chúng ta đều luôn cần một chút khoan dung trong những ngày này, và khi bạn có thể bắt đầu đối xử với bản thân tốt hơn, những bí quyết còn lại cũng theo đó mà trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nguồn: Emergenetics International

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!