Thư Gửi Sếp: Anh Chị Liệu Có Phải là Một Người Sếp Xịn Sò để Nhân Viên Tin Tưởng Tựa Vào Trong Giông Bão?
30/06/2021
Những người sếp giỏi thường coi khủng hoảng là một cơ hội. Nhưng khi thực sự đứng trước một tình huống “trong nguy có cơ”, liệu bạn có “xịn như lời đồn” hay loay hoay trong cơn loạn lạc?
Tài chính lao đao khiến các vấn đề liên quan đến nhân sự bị xem nhẹ, tạo “hiệu ứng domino” khiến khủng hoảng doanh nghiệp ngày càng nghiêm trọng
Đoàn tàu trật đường ray vì đầu tàu chệch hướng
Thập niên thứ hai của thế kỉ XXI khép lại bằng từ khóa “sức khỏe.” Đại dịch COVID-19 ập đến khiến cả thế giới phải bước chậm lại. Không chỉ có tác động đến con người, bệnh dịch còn khiến “sức khỏe” của các doanh nghiệp gặp một phen lao đao. Năm 2020, thống kê của Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM cho biết có khoảng 5.200 doanh nghiệp hoàn tất giải thể trong 11 tháng, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2019(1). Con số này có thể sẽ còn leo thang nếu dịch tiếp tục kéo dài.
Bỏ qua các yếu tố quy mô và ngành nghề, đâu là nguyên nhân sâu xa khiến công ty “ngả nghiêng” trước COVID-19? Tàu trật ray do đầu tàu chệch hướng, tương tự, doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng chới với nếu lãnh đạo không nắm vững kỹ năng ứng phó khủng hoảng. Thiếu mất nước đi chiến lược trên bàn cờ kinh doanh, nơi lung lay đầu tiên là “sức khỏe” tài chính với dòng tiền không được đảm bảo thanh khoản.
Và vì thâm hụt, các sếp càng chú tâm vào bài toán tài chính, dẫn đến “hiệu ứng domino” xảy ra với chuỗi hệ luỵ khác nhau. Nhân tố con người bị “đánh rơi” trong khủng hoảng khiến nội bộ hoang mang, nhân viên mất kết nối với công ty. Điển hình như tại Mỹ, các nhà hàng sụt giảm chỉ số niềm tin của người lao động sau đợt dịch đầu tiên, khiến họ không thể tuyển được nhân viên sau khi mở cửa kinh doanh trở lại(2).
Một nguyên nhân khác có thể kế đến chính là sự quá tải lượng công việc hành chính. Bộ phận HR vốn đã rất đau đầu để quản trị nhân sự giữa mùa dịch nhưng vẫn phải gồng mình xử lý công việc giấy tờ, khiến doanh nghiệp mất đi những “tham mưu trưởng” trên bàn cờ quản trị nhân lực. Hoặc phòng IT quay cuồng xử lý các yêu cầu khắc phục lỗi hệ thống/thiết bị trong bối cảnh chuyển đổi số, không thể phát triển các công cụ giúp quản lý và nâng cao hiệu suất.
Chuyện khó ập đến, “ló” sếp xịn sò!
Bức tranh kinh tế toàn cầu nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng hiện lên xuống như “biểu đồ hình sin”. Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, thế cục này chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tái định nghĩa chân dung của một người sếp xịn sò với các kỹ năng cấp thiết.
Đầu tiên là kỹ năng “đọc vị để trị an”, thoả mãn những nhu cầu chính đáng của nhân viên, đơn cử như việc trả lương đúng hạn. Trong giai đoạn COVID-19, việc tính lương và trả lương trở thành yếu tố “nhạy cảm” cần được ưu tiên hàng đầu. Khảo sát của Kronos(3) chỉ ra khoảng 49% nhân viên sẽ tìm việc mới sau hai lần gặp vấn đề trong việc chi trả lương. Để giải quyết nan đề này, các nhà lãnh đạo có thể tham khảo phương án thuê ngoài tính lương – một dịch vụ không chỉ hữu dụng cho tập đoàn lớn mà kể cả công ty nhỏ.
Nếu như trước đây, việc thuê ngoài tính lương chỉ có các doanh nghiệp lớn quan tâm thì khi đại dịch xảy ra, ngay cả các công ty nhỏ cũng bắt đầu chú ý. Thuê ngoài tính lương giờ đây trở thành giải pháp vừa tối ưu hoá chi phí vừa giúp tinh gọn quy trình và bảo mật thông tin doanh nghiệp.
Ngoài ra, để hiền tài một mực hết lòng vì mục tiêu chung, cách cơ bản nhất là duy trì niềm tin của nhân viên. Thông qua việc liên tục chia sẻ, lắng nghe tâm tư tình cảm của người lao động, doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ những “nút thắt” nội bộ giúp đội ngũ yên tâm cống hiến.
Một kỹ năng tiếp theo là “dụng nhân như dụng mộc”. Áp dụng Binh pháp Tôn Tử vào trong doanh nghiệp, các sếp cần nắm rõ mô thức giao việc “đúng người – đúng việc”, đồng thời giảm tải các việc nhỏ để họ tập trung vào “đại sự”. Bà Hương giải thích: “Trong giai đoạn COVID-19, các đầu việc có thể nhờ dịch vụ thuê ngoài giải quyết thì nên tận dụng để đội ngũ lao động tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi mà không ai khác thay thế được của doanh nghiệp.”
Câu chuyện của Tập đoàn KCOM (tiền thân là Kingston Communications và sau đó là KC) – nhà cung cấp dịch vụ CNTT và truyền thông tại Anh là một ví dụ điển hình(4) cho mô hình áp dụng thuê ngoài nhân sự. Khi nhìn thấy vấn đề từ thực tế bộ phận HR gồm 34 chuyên viên nhưng chịu áp lực quản lý 2400 con người, KCOM đã tìm đến dịch vụ thuê ngoài nhân sự và từ đó, phòng HR có thể tập trung vào việc chăm sóc nhân viên và tối ưu hoá chi phí vận hành.