Contact Us

10 Lý Do Tại Sao Các Công Ty Thành Công Đều Sử Dụng OKR

10 Lý Do Tại Sao Các Công Ty Thành Công Đều Sử Dụng OKR

03/07/2021

Khoảng thời gian gần đây, chúng ta có thể nhận thấy nhiều công ty thành công và dẫn đầu trên thế giới đang có xu hướng sử dụng OKR. Nhưng trước khi đào sâu vào nguyên nhân cho xu hướng này, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm đang thịnh hành nhanh chóng của OKR, và lịch sử hình thành - phát triển của cụm từ này.

10 Lý Do Tại Sao Các Công Ty Thành Công Đều Sử Dụng OKR
10 Lý Do Tại Sao Các Công Ty Thành Công Đều Sử Dụng OKR

OKR là ký tự viết tắt cho Objective and Key Results, tức Mục tiêu và Kết quả then chốt. Đây là hình thức quản lý được áp dụng qua nhiều thập kỷ bởi các doanh nghiệp, nhằm gia tăng hiệu suất nhân viên và tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. Đây là công cụ thiết lập dành cho đội nhóm và cá nhân, giúp vạch ra các mục tiêu chung và khó khăn đi kèm, nhằm đạt đến một kết quả cụ thể. Hệ thống OKR giúp gắn kết các nhân viên công ty với những mục tiêu chung của doanh nghiệp, động viên họ nỗ lực hoàn thành những mục tiêu ấy.

Cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Intel Andy Grove là người thiết kế nên mô hình này nhằm tối ưu việc hoàn thành mục tiêu nơi công sở. Trong khi đó, John Doerr, một nhà đầu tư mạo hiểm và cũng là tác giả quyển sách Measure What Matters (Làm Điều Quan Trọng), là người có công phổ biến rộng rãi hệ thống này. Doerr đã giới thiệu triết lý OKR cho các nhà sáng lập Google vào năm 1999. Nhờ thế, từ một công ty khởi nghiệp nhỏ bé, Google có bước phát triển thần tốc, trở thành một doanh nghiệp triệu đô.

Sau đây là 10 lý do tại sao các công ty ngày nay đều sử dụng hệ thống OKR tại nơi làm việc:

1. Gắn kết nhân viên với các mục tiêu của công ty
Tại nơi làm việc, môi môi trường an toàn, lành mạnh là rất cần thiết để có thể truyền cảm hứng cho nhân viên, các nhà quản lý, gắn kết thành tựu của họ với sự phát triển chung. Thiếu vắng đi yếu tố này, nhân viên sẽ đánh mất đi động lực làm việc, dẫn đến tình trạng hiệu suất công việc kém. Mô hình OKR giúp đảm bảo từng nhân viên và bộ phận trong công ty nhận thức được vai trò của họ trong một bộ máy chung, cũng như nỗ lực tập thể có thể tác động như thế nào đến thành công của công ty.

2. Đưa ra định hướng rõ ràng cho từng nhóm và cá nhân

Mô hình OKR giúp xác định các mục tiêu cho sự tăng trưởng xuyên suốt của một công ty hoặc bộ phận. Hệ thống giúp cung cấp các hướng dẫn cho đội nhóm, đề ra mục tiêu cần đạt trong một khoảng thời gian nhất định. Để từ đó, từng thành viên trong nhóm sẽ nỗ lực hết mình, phối hợp cùng nhau, và hoàn thành những mục tiêu được đặt ra.

3. Thường xuyên theo dõi tiến độ so với mục tiêu

Mô hình OKR đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách cho phép họ theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu hàng ngày và hàng tuần, thay vì 1-2 lần/năm. Công việc luôn biến chuyển không ngừng với yêu cầu của thời đại hiện nay. Chính vì vậy, các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của công ty cũng cần linh hoạt và cải tiến không ngừng. Thông qua chế độ theo dõi tiến độ thường trực, OKR sẽ tạo điều kiện cho công ty có thể thay đổi và đáp ứng nhu cầu hiện thời trong thị trường doanh nghiệp.

4. Gia tăng hiệu quả và năng suất

Một danh sách các mục tiêu rõ ràng luôn giúp các nhân viên và quản lý nắm rõ được những kỳ vọng của công ty và giá trị đóng góp của họ tại môi trường làm việc. Mô hình OKR giúp nhân viên tập trung nguồn lực và thời gian vào những mục tiêu định sẵn, góp phần tạo dựng thành công cho công ty. OKR cũng giúp duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nơi mọi người có thể theo dõi quá trình tiến bộ của mình. Hơn nữa, họ có thể so sánh quá trình này với các đồng nghiệp xung quanh.

5. Tổ chức họp OKR mỗi tuần để kiểm tra tiến độ và duy trì động lực làm việc

Các buổi họp và cập nhật hàng tuần giúp đội nhóm ý thức được tiến độ công việc của từng thành viên, đồng thời tạo cơ hội để thảo luận và đề xuất cải tiến. Bằng việc áp dụng kiểm tra hàng tuần, các thông tin cập nhật sẽ tập trung vào bức tranh chung của công ty, đảm bảo các buổi thảo luận đều rút ra những giải pháp rõ ràng.

Use OKR meetings every week to check progress and stay motivated

6. Rõ ràng và minh bạch giữa các bộ phận

Khi công ty sử dụng OKR, các mục tiêu chung đều sẽ được mọi người nắm rõ, tạo cảm giác minh bạch giữa đồng nghiệp và các phòng ban. Khi mọi người xác định được nhiệm vụ và ưu tiên của nhau, các nhóm có thể phối hợp để đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ, gắn kết hơn để hiện thực hóa các mục tiêu xa hơn.

7. Thúc đẩy tinh thần và tiếp sức nhân viên làm việc chăm chỉ hơn

Bằng việc xác định các mục tiêu rõ ràng, OKR đảm bảo các nhân viên đang đi đúng hướng so với mục tiêu đề ra, và khuyến khích các nhân viên khác cũng sẽ noi gương theo.

8. Phân tích nguyên nhân gốc rễ khi thất bại

Cập nhật tiến độ hàng tuần và những buổi đánh giá theo quý hoặc 2 lần/năm giúp đội nhóm duy trì tiến độ theo mục tiêu được đề ra, trong một khung thời gian nhất định. Điều này giúp nhóm có thể phân tích các lỗi mắc phải trong quá trình làm việc, cho phép các thành viên cơ hội sửa chữa kịp thời.

9. Cải thiện việc quản lý và phân bố nguồn lực

OKR giúp các đội nhóm thuộc công ty phân bố nguồn lực của họ vào những công việc phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra.

10. Quyết định sáng suốt vì lợi ích công ty

Mục đích chính của OKR là giúp công ty ủy quyền một cách hiệu quả và đúng người tùy theo năng lực. Khi các đội nhóm theo dõi tiến độ thường xuyên, các nhà lãnh đạo có thể có một góc nhìn chuyên sâu hơn về vấn đề học tập và phát triển của nhân viên.

Kết luận

Bước đầu tiên để thiết lập thành công hệ thống OKR là xác định rõ mục tiêu công ty đang hướng đến. Các mục tiêu này cần thể hiện sự tham vọng, có khả năng đạt được, và phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Các mục tiêu cần được phân bố trong khoảng 3, 6 đến 12 tháng để thực hiện. Cho dù là vận hành văn phòng, kỹ thuật phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật hay phi lợi nhuận, OKR đều có tác dụng ở mọi cấp độ công ty. Sau khi quá trình thiết lập mục tiêu được thực hiện hiệu quả, bước tiếp theo sẽ là điều hướng đội nhóm đảm nhận từng phần việc cho mục tiêu ấy. Ngoài ra, việc điều chỉnh mục tiêu phù hợp theo từng phòng ban cũng là rất quan trọng. Các công ty như Google, Intel, Twitter hay Linkedin đều kết hợp OKR vào môi trường làm việc để vươn đến những tầm cao mới, giúp hệ thống trở nên phổ biến nhanh chóng.

Nguồn: PeopleStrong

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!