4 Giai Đoạn Của Trải Nghiệm Nhân Viên: Chìa Khóa Để Cải Thiện Sự Hài Lòng Của Nhân Viên

4 Giai Đoạn Của Trải Nghiệm Nhân Viên: Chìa Khóa Để Cải Thiện Sự Hài Lòng Của Nhân Viên

09/12/2021

Một phần ba số nhân viên trên toàn cầu thể hiện sự đồng tình của họ với quan điểm: “Sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp khiến tôi cảm thấy công việc của mình đóng vai trò quan trọng.” Và bằng cách cải thiện tỷ lệ đó lên 80%, doanh nghiệp có thể giảm 51% tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, giảm 64% sự cố an toàn lao động và đồng thời cải thiện 29% chất lượng công việc - theo nghiên cứu từ Gallup. Có thể thấy, những trải nghiệm tích cực của nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự gắn bó, hiệu suất làm việc cũng như sự phát triển của nhân viên đó trong công việc. Yếu tố này đồng thời góp phần vào việc duy trì thành công lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, một chiến lược cải thiện trải nghiệm nhân viên là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu trong mọi kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

4 Giai Đoạn Của Trải Nghiệm Nhân Viên: Chìa Khóa Để Cải Thiện Sự Hài Lòng Của Nhân Viên

4 Giai Đoạn Của Trải Nghiệm Nhân Viên: Chìa Khóa Để Cải Thiện Sự Hài Lòng Của Nhân Viên

Trải nghiệm của nhân viên phản ánh những gì mà cá nhân đó đã trải qua trong môi trường làm việc, bao gồm bốn giai đoạn chính:

1. Thu hút ứng viên, Tuyển dụng và Đào tạo nhập môn

Ở giai đoạn này, trải nghiệm nhân viên xoay quanh thời gian và chi phí tuyển dụng, tỷ lệ đồng ý đề nghị tuyển dụng cũng như chất lượng tuyển dụng. Liệu các quảng cáo tuyển dụng của doanh nghiệp đã đủ rõ ràng và nổi bật để thu hút sự quan tâm của ứng viên hay chưa? Quy trình tuyển dụng có bao gồm những viễn cảnh tuyệt vời để đảm bảo ứng viên sẽ nhanh chóng chấp nhận đề nghị làm việc hay không? Toàn bộ trải nghiệm ứng viên diễn ra như thế nào?

Thông thường, nhân viên mới sẽ cần thêm thời gian để hòa nhập và sẵn sàng bắt tay vào công việc. Một quy trình đào tạo nhập môn hiệu quả có thể phát huy được năng lực tối ưu của nhân viên, nâng cao năng suất làm việc cũng như giữ chân những nhân sự tài năng để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Sự gắn kết và Hiệu suất của nhân viên

Giai đoạn này sẽ đòi hỏi doanh nghiệp nắm rõ những trải nghiệm hàng ngày của nhân viên tại nơi làm việc. Vì lý do đó, doanh nghiệp cần hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng một môi trường đề cao văn hóa gắn kết bởi đây là yếu tố trọng tâm trong chiến lược cải thiện trải nghiệm nhân viên. Việc đáp ứng những nhu cầu tâm lý cơ bản của nhân viên giúp họ hoàn thành tốt vai trò của mình, trở nên gắn bó và tự tin thể hiện suy nghĩ và cảm xúc hơn tại nơi làm việc. Đồng thời, nhân viên sẽ trở nên nhiệt huyết hơn và chủ động tìm cách để giải quyết tốt công việc của mình cũng như phát triển bản thân. Việc hỗ trợ nhân viên đầy đủ về tài liệu, thiết bị cũng như trao cơ hội để họ phát huy tối đa năng lực cũng là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển đội ngũ và nâng cao năng suất làm việc.

4 Giai Đoạn Của Trải Nghiệm Nhân Viên: Chìa Khóa Để Cải Thiện Sự Hài Lòng Của Nhân Viên

3. Phát triển và Gắn bó

Quyết định gắn bó của nhân viên sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu họ có được tạo động lực bởi những mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp thông qua một kế hoạch giữ chân nhân viên hoàn hảo hay không. Việc một doanh nghiệp làm tất cả những gì có thể để giữ chân nhân sự hiện tại sẽ giúp công ty tiết kiệm được kha khá chi phí. Theo SHRM, chi phí thay thế nhân viên có thể dao động từ 50% đến 60% mức lương thưởng hàng năm, cao hơn nhiều so với chi phí để cải thiện trải nghiệm của nhân viên. Lý do hàng đầu khiến nhân viên nhảy việc là “cơ hội phát triển nghề nghiệp”. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tạo điều kiện để nhân viên học những kỹ năng mới, làm việc với nhiều người khác nhau hoặc có cơ hội phát huy sự tự chủ trong công việc. Thông qua các buổi trò chuyện giữa người đào tạo và nhân viên, các quản lý có thể nghiêm túc lắng nghe yêu cầu của nhân viên, đưa ra phản hồi và thực hiện các điều chỉnh phù hợp để đạt được những điều mà nhân viên kỳ vọng ở doanh nghiệp.

4. Trải nghiệm tích cực khi rời công ty

Có nhiều lý do khiến một nhân viên quyết định rời đi: đó có thể là nghỉ hưu, chuyển công tác hay tìm kiếm những cơ hội mới. Vì thời gian trung bình của một chu kỳ nhân viên đang dần bị rút ngắn nên doanh nghiệp cần giữ kết nối với nhân viên, ngay cả khi họ sắp nghỉ việc. Mỗi nhân viên rời công ty vào bất kỳ thời điểm nào đều là một cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận lại những vị trí đó. Và biết đâu ở một thời điểm khác trong tương lai, nhân viên sẽ lại tìm thấy cơ hội thích hợp để quay trở lại với công việc này.

4 Giai Đoạn Của Trải Nghiệm Nhân Viên: Chìa Khóa Để Cải Thiện Sự Hài Lòng Của Nhân Viên

Việc cải thiện trải nghiệm nhân viên có thể không dễ dàng bởi quá trình này còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một đơn vị có thể thay bạn giải quyết vấn đề này. Talentnet – đơn vị tư vấn nhân sự hàng đầu Việt Nam  là đối tác tối ưu cho doanh nghiệp của bạn. Với phương châm đặt nhân sự làm trọng tâm, Talentnet hướng tới mục tiêu phát triển đội ngũ nhân sự có tác động mạnh mẽ đến những trải nghiệm tích cực của nhân viên. Từ đó, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với Talentnet để cùng triển khai một kế hoạch chi tiết nhằm tuyển dụng và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp của bạn. 

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ

Mẹo mua vé ‘tiết kiệm dịu keo’

Lời nhắn đến các khách hàng chưa kịp mua vé ưu đãi sớm The Makeover 2024:

Chúng tôi chỉ còn chương trình sa-le cuối cùng – ưu đãi 15% đang có sẵn tại giỏ hàng!

Đăng ký ngay
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!