Tại Sao Đánh Giá Hiệu Suất Là Chìa Khóa Để Nâng Cao Năng Suất Làm Việc

20/05/2025
Tóm tắt Các quy trình đánh giá hiệu suất lỗi thời đang khiến các doanh nghiệp lớn tổn thất tới 35 triệu USD mỗi năm do giảm năng suất, đồng thời tạo ra sự bất mãn trong toàn tổ chức. Những công ty làm tốt công tác quản lý hiệu suất có hiệu quả tài […]

Tóm tắt
- Các quy trình đánh giá hiệu suất lỗi thời đang khiến các doanh nghiệp lớn tổn thất tới 35 triệu USD mỗi năm do giảm năng suất, đồng thời tạo ra sự bất mãn trong toàn tổ chức.
- Những công ty làm tốt công tác quản lý hiệu suất có hiệu quả tài chính cao gấp 4,2 lần so với đối thủ và tăng trưởng doanh thu cao hơn 30%.
- Các buổi trao đổi thường xuyên giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc tới 30% và tăng 35% hiệu quả làm việc nhờ gắn kết mục tiêu tốt hơn.
- Sự khác biệt trong cách lãnh đạo và nhân viên đánh giá hiệu suất công việc có tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc, khi nhân viên tin tưởng vào quy trình, họ làm việc năng suất hơn hẳn.
- Bằng cách đơn giản đánh giá, tập trung vào phát triển con người và ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp có thể biến quản lý hiệu suất thành một lợi thế chiến lược thực sự.
Các quy trình đánh giá hiệu suất hàng năm theo kiểu truyền thống thường không mang lại hiệu quả kinh doanh thực sự và thường bị xem là kém hiệu quả trong mắt nhân viên. Tuy nhiên, việc nâng cấp và đổi mới hệ thống đánh giá hiệu suất là chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sự gắn kết nhân viên và đạt được tăng trưởng bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Đánh giá hiệu suất theo cách truyền thống thường làm giảm năng suất làm việc
Thiệt hại từ việc đánh giá hiệu suất kém hiệu quả không chỉ nằm ở sự lãng phí thời gian — nó còn làm lệch kỳ vọng giữa các bên, phá vỡ lòng tin giữa quản lý và nhân viên, đồng thời khiến doanh nghiệp bỏ lỡ những nhân tố thực sự tạo ra giá trị. Sự sai lệch này có thể khiến tổ chức thiệt hại hàng triệu USD và dẫn đến đội ngũ nhân sự mất dần sự gắn kết. |
Tổn thất lớn về thời gian và chi phí.
Chi phí thực sự của việc đánh giá hiệu suất theo cách truyền thống khiến nhiều doanh nghiệp phải giật mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng những tổn thất ngầm này thường nằm ở việc:
- Thời gian quản lý: mất hơn 200 giờ mỗi năm chỉ để thực hiện đánh giá.
- Thiệt hại tài chính: có thể lên tới 35 triệu USD mỗi năm với các doanh nghiệp lớn.
- Suy giảm năng suất làm việc: dao động từ 2,4 đến 35 triệu USD mỗi năm (theo Gallup).
- Lãng phí nhân lực: Accenture ghi nhận các nhà quản lý tiêu tốn khoảng 2 triệu giờ mỗi năm cho các đánh giá không mang lại cải thiện về hiệu suất.
Tình trạng bất mãn và thiếu hiệu quả phổ biến.
Cả nhân viên lẫn lãnh đạo đều không hài lòng với cách đánh giá hiệu suất truyền thống. Theo khảo sát của Betterworks năm 2023, gần 64% người lao động cho rằng đánh giá hiệu suất kiểu cũ chỉ làm mất thời gian mà không giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
Lãnh đạo cũng có cùng mối bận tâm — nghiên cứu của Deloitte năm 2025 cho thấy chỉ khoảng 32% các giám đốc tin rằng hệ thống quản lý hiệu suất của công ty họ giúp đưa ra quyết định cần thiết và kịp thời đối với nhân viên có năng suất tốt và nhân viên có năng suất kém. Sự bất mãn này cho thấy những vấn đề cơ bản trong cách doanh nghiệp thực hiện đánh giá hiệu suất.
Khoảng cách lớn trong cách nhìn nhận giữa lãnh đạo và nhân viên.
Điều đáng lo ngại là lãnh đạo và nhân viên có cách nhìn rất khác nhau về cùng một quy trình. Theo khảo sát toàn cầu năm 2024 của Betterworks, nhân viên ít tin tưởng vào sự hiệu quả của quy trình quản lý hiệu suất hơn lãnh đạo tới 57%.
Sự khác biệt trong nhận thức dẫn đến những hệ quả rõ rệt:
- Khi nhân viên tin rằng quy trình đánh giá hiệu suất hiệu quả, 70% cho biết họ làm việc rất năng suất.
- Ngược lại, khi cho rằng quy trình không hiệu quả, chỉ 50% duy trì được năng suất cao.
- Khoảng cách 20% này bắt nguồn trực tiếp từ sự khác biệt trong cách nhìn nhận quy trình đánh giá.
Trong khi lãnh đạo nghĩ rằng hệ thống đang vận hành hiệu quả thì nhân viên lại đang không thực sự thỏa mãn, năng suất làm việc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Hiểu đúng vai trò cốt lõi của việc quản lý hiệu suất là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách này.
Sự thiếu rõ ràng làm suy giảm hiệu suất
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc đánh giá hiệu suất là giúp nhân viên hiểu rõ định hướng trong công việc, nhưng nhiều hệ thống lại thất bại ngay ở điểm này. Theo nghiên cứu của Gallup, chỉ 47% nhân viên hoàn toàn đồng ý rằng họ biết rõ kỳ vọng công việc là gì. Sự thiếu rõ ràng này làm suy giảm hiệu suất vì nhân viên không thể tập trung nếu không hiểu rõ mục tiêu công việc của họ. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi Deloitte cho thấy 75% doanh nghiệp thừa nhận họ chưa đánh giá đúng giá trị thực mà nhân viên mang lại, khiến việc xác định khả năng làm việc hiệu quả trở nên khó khăn hơn.

Quản lý hiệu suất hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh vượt trội
Quản lý hiệu suất không chỉ là một nhiệm vụ hành chính của mỗi phòng nhân sự — mà còn là đòn bẩy chiến lược giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng giữ chân nhân tài, tăng năng suất trong công việc và nâng cao mức độ gắn kết giữa các nhân viên, từ đó tạo ra kết quả tài chính rõ rệt. |
Tập trung phát triển con người gắn liền với mục tiêu kinh doanh
Doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nhân tài thường vượt trội hơn đối thủ. Theo nghiên cứu của McKinsey, các tổ chức chú trọng phát triển và quản lý hiệu suất nhân sự có khả năng vượt trội hơn gấp 4,2 lần so với đối thủ. Trung bình, họ đạt mức tăng trưởng doanh thu cao hơn 30% và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp hơn 5 điểm phần trăm so với những doanh nghiệp ít tập trung vào phát triển con người.
Mối liên hệ giữa đánh giá hiệu suất hiệu quả và kết quả kinh doanh cho thấy đánh giá hiệu suất không chỉ là việc của phòng nhân sự — mà còn là yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Để tận dụng tối đa những lợi ích này, doanh nghiệp cần hiểu rõ mục tiêu chính của hệ thống quản lý hiệu suất.
Mục tiêu rõ ràng giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Khi nhân viên biết công việc của mình gắn với mục tiêu chung của công ty, năng suất sẽ tăng đáng kể. Theo Betterworks, những nhân viên có mục tiêu công việc gắn liền với chiến lược công ty làm việc hiệu quả và năng suất hơn 35% so với những người không có sự liên kết rõ ràng.
Bên cạnh đó, nhân viên sử dụng phần mềm quản lý hiệu suất chuyên dụng cũng có khả năng nhìn thấy được sự liên kết giữa công việc và mục tiêu công ty cao gấp đôi. Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng trong đánh giá hiệu suất chính là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và đạt kết quả kinh doanh vượt trội.
Các phương pháp đánh giá hiệu suất hiện đại giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc
Việc giữ chân nhân tài có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh, và những cách đánh giá mới đang mang lại những cải thiện rõ rệt.
Theo Deloitte, sau khi Adobe bỏ đánh giá hiệu suất hàng năm vào năm 2012 và chuyển sang hình thức giao tiếp kiểm tra thường xuyên, tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện của công ty đã giảm 30% ngay cả trong thị trường lao động đầy cạnh tranh.n.
Betterworks cũng cho biết, nhân viên tin rằng quy trình đánh giá hiệu quả sẽ nhìn thấy cơ hội phát triển trong nội bộ cao gấp 10 lần, tạo động lực để nhân sự giỏi tiếp tục gắn bó và trưởng thành cùng doanh nghiệp.
Những chiến lược giúp đổi mới đánh giá hiệu suất và tăng năng suất làm việc
Những hạn chế của quy trình đánh giá hiệu suất đã lộ rõ khi các phương pháp truyền thống không còn đáp ứng được yêu cầu của môi trường làm việc ngày nay. Các doanh nghiệp hiện tại đang chủ động thay đổi hoàn toàn cách thức thực hiện đánh giá hiệu suất.
Chuyển đổi sang đánh giá phản hồi liên tục
Chuyển từ đánh giá mỗi năm một lần sang trao đổi phản hồi thường xuyên giúp nâng cao hiệu suất ngay lập tức. Theo một khảo sát trên LinkedIn, 91% nhân viên cho biết họ thích được nhận phản hồi liên tục hơn so với việc chỉ đánh giá định kỳ mỗi năm. Những doanh nghiệp tiên phong như Adobe và Accenture đã áp dụng phương pháp này và đang đạt được nhiều kết quả rất tích cực.
Phản hồi liên tục giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh hướng đi và ghi nhận nỗ lực của nhân viên, từ đó duy trì sự gắn kết và nâng cao hiệu suất trong công việc. Nhiều tổ chức hiện nay đã áp dụng mô hình đánh giá hiệu suất giữa năm như một phần trong chiến lược phản hồi liên tục.
Đặt trọng tâm vào phát triển năng lực và kỹ năng cho nhân viên
Các hệ thống đánh giá hiệu suất hiện đại tập trung vào phát triển nhân viên thay vì chỉ nhìn lại công việc đã hoàn thành. Theo nghiên cứu của Betterworks, 86% nhân viên mong muốn việc phát triển sự nghiệp và kỹ năng được đưa vào các cuộc trao đổi về hiệu suất, nhưng chỉ 54% cảm thấy nhu cầu này đang thực sự được đáp ứng.
Việc ưu tiên phát triển nhân viên không chỉ đáp ứng mong muốn của họ mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng năng lực cần thiết cho thành công lâu dài.

Liên kết mục tiêu cá nhân với định hướng chiến lược của công ty
Liên kết rõ ràng giữa công việc của nhân viên và mục tiêu chung của doanh nghiệp giúp tăng năng suất làm việc đáng kể. Theo khảo sát trên LinkedIn, 84% tổ chức có hiệu suất vượt trội đều xây dựng quy trình gắn kết mục tiêu rất bài bản.
Ba bước then chốt để liên kết mục tiêu hiệu quả:
- Ứng dụng mô hình như OKRs để tạo sự liên kết rõ ràng giữa công việc và chiến lược.
- Rà soát tiến độ thường xuyên để giữ cho mục tiêu luôn phù hợp và đúng hướng.
- Giúp nhân viên hiểu rõ cách công việc của họ đóng góp vào thành công chung.
Khi nhân viên thấy được ý nghĩa công việc của mình đối với mục tiêu tổ chức, họ sẽ làm việc với động lực và sự tập trung cao hơn. Đây chính là yếu tố khác biệt giữa một hệ thống đánh giá hiệu suất hiệu quả và một hệ thống kém hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ hiệu quả
Các công cụ quản lý hiệu suất hiệu quả không chỉ giúp đơn giản hóa quy trình, mà còn mang đến những thông tin giá trị để hỗ trợ ra quyết định hiệu quả hơn. Theo báo cáo Betterworks 2024, những công ty sử dụng phần mềm quản lý hiệu suất chuyên biệt tích hợp cùng với hệ thống nhân sự hiệu quả, có thể tăng khả năng đánh giá quy trình tốt hơn 70%.
Các nền tảng quản lý hiệu suất hiện đại cho phép:
- Theo dõi mục tiêu và tiến độ theo thời gian thực
- Gửi phản hồi tức thì để kịp thời ra quyết định điều chỉnh
- Phân tích dữ liệu để nhận diện các xu hướng năng suất
- Cung cấp phân tích dữ liệu chuyên sâu nhằm xác định nhân sự xuất sắc và rủi ro nghỉ việc
- Gợi ý các hoạt động huấn luyện phù hợp dựa trên dữ liệu được phân tích
Đầu tư vào công nghệ thông minh không chỉ giảm tải công việc quản lý mà còn nâng cao giá trị chiến lược của cả quy trình đánh giá hiệu suất. Talentnet hiện cung cấp hệ thống quản lý hiệu suất (PMS) toàn diện, giúp doanh nghiệp cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu cụ thể và thực tiễn.
Tinh gọn quy trình và đảm bảo tính công bằng
Việc tinh giản quy trình và đảm bảo công bằng sẽ giúp xây dựng niềm tin và thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân viên.
Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình hiệu chuẩn và phản hồi 360 độ giúp giảm thiểu thiên vị cá nhân, đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá đồng nhất trên toàn tổ chức. Khi nhân viên cảm nhận được sự công bằng và công ty thực sự tập trung vào sự phát triển của họ trong quy trình đánh giá hiệu suất, thay vì chỉ mang tính hình thức, mức độ gắn kết và năng suất làm việc sẽ được cải thiện rõ rệt. Để tối ưu hóa hiệu quả, các tổ chức nên thường xuyên đánh giá và hoàn thiện hệ thống quản lý hiệu suất, nhằm kịp thời nhận diện và khắc phục những điểm còn hạn chế.
Việc làm mới quy trình đánh giá hiệu suất không còn là lựa chọn, mà là nhiệm vụ bắt buộc đối với các CEO muốn duy trì năng suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Các hệ thống đánh giá lỗi thời tiềm ẩn nhiều chi phí và làm giảm khả năng gắn kết đội ngũ nhân sự. Đã đến lúc các doanh nghiệp cần đánh giá nghiêm túc tác động của quy trình hiện tại đến kết quả kinh doanh. Đồng thời, tập trung vào các tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên khả năng phản hồi liên tục, phù hợp với mục tiêu chiến lược, và phát triển năng lực – đây là những yếu tố then chốt để khai mở tiềm năng và xây dựng tổ chức hiệu suất cao. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, việc chậm đổi mới quy trình đánh giá hiệu suất sẽ là rủi ro lớn cho doanh nghiệp.
