8 Lời Khuyên Để Có Cách Quản Lý Nhân Sự

8 Lời Khuyên Để Có Cách Quản Lý Nhân Sự

23/11/2022

Cách quản lý nhân sự là chìa khóa đảm bảo sự phát triển ổn định và hiệu quả của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có một đội ngũ nhân sự giỏi đòi hỏi những cách quản lý chuyên nghiệp sẽ được trình bày ngay sau đây.

Một doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định và hiệu quả cần phải có cách quản lý nhân sự bài bản, có hệ thống và quy trình chặt chẽ. Qua đó, đảm bảo hoạt động và hiệu quả công việc của nhân sự được kiểm soát, bổ sung hoặc thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Những bí kíp tạo nên cách quản lí nhân sự hiệu quả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây:

1. Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là tổ chức và xây dựng một đội ngũ có năng lực làm việc, quản lý hoạt động làm việc của đội ngũ đó cũng như có kế hoạch đào tạo, dự phòng nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định của công ty và tổ chức.

Về cơ bản, quản lý nhân sự bao gồm các công việc như sau:

  • Quản lý quy trình, hiệu suất công việc
  • Đào tạo và phát triển năng lực của đội ngũ nhân sự
  • Lập kế hoạch dự phòng nhân lực, tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp
  • Xây dựng chế độ, quyền lợi và phúc lợi cho nhân sự
  • Quản lý thông tin nhân sự

Dựa vào kế hoạch và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp ở từng giai đoạn mà việc quản lý nhân sự sẽ tập trung vào một hoặc một số công việc ưu tiên nhằm xây dựng đội ngũ nhân việc có kỹ năng, có thái độ tận tâm luôn cống hiến vì sự phát triển của công ty.

Quản lý nhân sá»± là gì?Quản lý nhân sự là gì?

2. 8 bí kíp quản lý nhân sự hiệu quả

Cách quản lý nhân sự linh hoạt sẽ là chìa khóa để xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực cho đội ngũ nhân viên. Ở đây chúng tôi đưa ra những bí kíp giúp các nhà quản lý áp dụng trong quá trình quản lí đội ngũ nhân sự của mình để tạo ra kết quả làm việc tốt nhất.

2.1 Xây dựng tinh thần trách nhiệm, hết lòng với công việc

Nhà quản lý cần phải nhận thức được rằng, đứng trước đội ngũ của mình thì mình người quản lí chính là một tiên phong, một tấm gương để cả đội ngũ học theo và làm theo.

Vì thế để hình thành văn hóa trong đội ngũ  với tinh thần trách nhiệm, hết lòng với công việc thì trước tiên người quản lý phải thể hiện rằng bản thân cũng là một hình mẫuluôn mong muốn được làm việc với những công sự như thế. Nhà quản lý luôn hết mình khi thực hiện mục tiêu, chiến lược; vững vàng, bình tĩnh khi phải nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ trong việc cống hiến cho sự phát triển công ty, bộ phận nhưng cũng không quên đem lại lợi ích cho người lao động.

Điều này sẽ góp phần tạo nên động lực và truyền cảm hứng đến đội ngũ nhân viên,phấn đấu phát triển để được giống như người lãnh đạo của mình, có tinh thần trách nhiệm và hết lòng với công việc để tạo nên thành quả cho bản thân và tổ chức.

Ngược lại với những nhà lãnh đạo có thói quen đổ lỗi cho nhân viên, coi nhân viên như một lá chắn cho những lỗi lầm, rủi ro của bản thân sẽ chỉ đổi lại sự bất mãn và khó chịu của nhân viên trong quá trình làm việc cũng như sự tan rã về tinh thần đội nhóm.

2.2 Biết cách lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia

Người quản lý nhân sự không mặc nhiên cho mình cái quyền được ra lệnh hay la mắng nhân sự cấp dưới trong quá trình làm việc hay khi xảy ra sai lầm. Bởi điều này không khiến nhân viên nghe lời hay làm việc tốt hơn mà chỉ tạo ra những áp lực về tinh thần cho họ.

Người quản lý muốn xử lí tốt những vấn đề trong nội bộ đội ngũ của mình thì việc biết cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ là rất cần thiết. Việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ nhiều người để xây dựng các chính sách, quy định làm việc sẽ làm tăng khả năng đồng thuận trong nội bộ khi chính sách, quy định được đem ra thi hành.

Còn việc biết thấu hiểu cũng như chia sẻ những khó khăn, nỗi buồn và cả niềm vui với đội ngũ nhân sự của mình sẽ kéo gần khoảng cách giữa quản lí và nhân viên cũng như cũng cố thêm sự đoàn kết, cộng tác trong đội nhóm.

Cách quản lí nhân sự xuất phát từ tâm sẽ đi vào lòng người dễ hơn, khơi gợi uy tín, sự kính phục của cấp dưới dẫn đến sự tin tưởng và trung thành của nhân viên.

Biết cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ
Biết cách lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia

2.3 Định hướng phát triển cho nhân viên

Người quản lí cần phải phân công công việc cho các nhân sự một cách khoa học và rõ ràng, đảm bảo mỗi nhận sự nắm rõ được vai trò, vị trí và các yêu cầu công việc mà mình phải thực hiện. Đối với mỗi công việc được giao, người quản lý có khả năng hướng dẫn cho các nhân viên khi họ gặp khó khăn.

Ngoài ra, người quản lý còn là người vạch ra được con đường thăng tiến, lộ trình phát triển cho các nhân viên của mình trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cũng như điểm mạnh, điểm yếu của họ. Họ cũng là người cho lời khuyên, động viên nhân sự phát triển bản thân, phát triển các mối quan hệ để thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp.

2.4 Có tầm nhìn chiến lược

Người quản lí xác định được mục tiêu chiến lược trong sự phát triển của doanh nghiệp vào năm hoặc mười năm nữa nhằm xây dựng các kế hoạch hoạt động phát triển nhân sự phù hợp với mục tiêu ngắn và dài hạn của doanh nghiệp.

2.5 Có mục tiêu rõ ràng

Để tạo động lực tối đa cho nhân viên, nhà quản lý cần phải biết cách đặt ra mục tiêu cho mỗi nhân viên của mình. Có thể là mục tiêu trong ngày, trong tuần, trong tháng… Mỗi loại mục tiêu đều phải rõ ràng, cụ thể, khả thi và phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận thì mới có thể khơi gợi nỗ lực giải quyết vấn đề của từng người.

2.6 Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị làm việc cho nhân viên

Để công việc hoàn thành với chất lượng tốt nhất thì nhân viên cần có sự hỗ trợ đầy đủ từ những trang thiết bị làm việc. Dù là nhân viên văn phòng hay nhân viên thuê ngoài trong quá trình làm việc sẽ không thể thiếu sự phối hợp với các công cụ, phương tiện, máy móc. Việc đảm bảo môi trường làm việc đầy đủ tiện nghi là cách để người quản lý ủng hộ, tạo ra điều kiện cần để nhân viên thực hiện công việc một cách trơn tru.

2.7 Đánh giá nhân viên chính xác, công bằng

Cách tốt nhất để duy trì tinh thần học hỏi, phát triển năng lực của nhân viên chính là xây dựng một quy trình đánh giá năng lực chính xác, công bằng. Khi năng lực của nhân viên được ghi nhận một cách đúng đắn và chế độ dành cho nhân viên tương xứng với năng lực của họ thì đó chính là nhân tố quan trọng để nhân viên tiếp tục phấn đấu lên vị trí cao hơn bằng cách tạo ra càng nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất đảm bảo tất cả các hạng mục công việc đều được đánh giá làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bố trí, sử dụng nhân sự một cách phù hợp, kịp thời.

2.8 Tạo động lực làm việc bằng nghệ thuật khen – chê

Nhà quản lý nhân sự phải biết cách sử dụng nghệ thuật khen – chê một cách đúng lúc và linh hoạt. Một lời khen nho nhỏ đôi khi có thể tác động khích lệ vô cùng lớn đối với tinh thần của nhân viên và một lời chê dù ít hay nhiều cũng làm tổn thương đến mối quan hệ cấp trên – cấp dưới.

Nghệ thuật khen – chê chính là việc nhà quản lí biết thời điểm sử dụng lời khen hay chê cũng như hình thức thể hiện sự khen thưởng hay nhắc nhở một cách vừa phải đảm bảo nhân viên của mình cảm nhận được sự trang trọng của lời khen cũng như sự sâu sắc trong lời nhắc nhở từ người quản lý.

Hy vọng qua bài viết này, Talentnet đã giúp cho bạn biết thêm những cách để quản lý nhân sự của mình. Đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho nhà lãnh đạo trong việc quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên.

Đăng ký ngay
để cập nhật thông tin tức thì!

Đừng bỏ lỡ các thông tin, xu hướng HR, quản trị, quy định lao động cập nhật cũng như các sự kiện hấp dẫn của Talentnet!

Liên hệ

Bản tin

Liên hệ

Mẹo mua vé ‘tiết kiệm dịu keo’

Lời nhắn đến các khách hàng chưa kịp mua vé ưu đãi sớm The Makeover 2024:

Chúng tôi chỉ còn chương trình sa-le cuối cùng – ưu đãi 15% đang có sẵn tại giỏ hàng!

Đăng ký ngay
Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!